Món bánh gio không còn xa lạ với nhiều người đặc biệt là mỗi dịp Tết đến xuân về. Bánh gio có vị thanh mát nên thường được ăn “chống ngán” sau những bữa cơm đầy thịt cá. Bánh có vị ngai ngái nồng nồng của nước tro tàu nhưng khi đã nếm thử sẽ thấy vị mát, thanh và rất tốt cho đường tiêu hoá. Bóc lớp lá, lấp ló phía trong một khối màu hổ phách trong vắt. Cắt từng miếng bánh chấm với chút mật mía vàng óng ả, thơm phức sẽ cảm nhận sự hoà quyện tuyệt vời khó có thể thấy ở bất kỳ món ngon nào khác.
Gạo nếp vo sạch sau đó cho vào tô, đổ phần nước tro tàu vào ngâm khoảng 3 tiếng. Trong lúc ngâm thỉnh thoảng dùng đũa đảo đều để hạt gạo ngấm đều nước tro tàu.
Đun 1 nồi nước lớn, cho lá dong vào chần kỹ để mất bớt chất diệp lục trong lá. Sau đó mang rửa sạch, để ráo nước. Gạo sau khi ngâm đủ thời gian sẽ ngấm hết phần nước tro tàu, đổ ra rổ cho ráo nước.
Xếp hai chiếc lá lên một mặt phẳng, úp phần mặt phải của lá xuống. Múc 2 thìa súp gạo dàn đều lên lá. Cuộn lá lại, gấp phần lá thừa hướng trong, dùng dây buộc suốt chiều dài của bánh. Lần lượt gói cho tới khi hết gạo.
Bánh cho vào nồi sạch, lưu ý là nồi không được dính dầu mỡ bởi nếu có dầu mỡ sẽ khiến bánh không thể chín được. Đổ ngập nước và luộc trong khoảng 2 – 2,5 giờ là bánh đã nhừ. Bạn nhớ canh khi thấy nước cạn thì phải chế them nước vào đề nồi bánh không bị hết nước. Sau khi bánh chín, vớt ra để ráo nước.
Bánh dùng nguội kèm với mật mía. Món bánh gio không còn xa lạ với nhiều người đặc biệt là mỗi dịp Tết đến xuân về. Bánh gio có vị thanh mát nên thường được ăn “chống ngán” sau những bữa cơm đầy thịt cá. Bánh có vị ngai ngái nồng nồng của nước tro tàu nhưng khi đã nếm thử sẽ thấy vị mát, thanh và rất tốt cho đường tiêu hoá. Bóc lớp lá, lấp ló phía trong một khối màu hổ phách trong vắt. Cắt từng miếng bánh chấm với chút mật mía vàng óng ả, thơm phức sẽ cảm nhận sự hoà quyện tuyệt vời khó có thể thấy ở bất kỳ món ngon nào khác.